Điều tra về hành vi tình dục, TCMT và sử dụng dịch vụ HIV trong nhóm phụ nữ mại dâm tại 7 tỉnh PEPFAR (Vòng 2)

Khái quát

Tại Việt Nam, trong khi tỷ lệ hiện nhiễm HIV trong nhóm dân cư nói chung tương đối thấp thì tỷ lệ này trong các nhóm nguy cơ cao như tiêm chích ma túy (IDUs), phụ nữ mại dâm (SW) và khách hàng của họ, và đồng tính nam (MSM) lại cao tới mức báo động. Để giảm thiểu sự lây lan HIV tại Việt Nam, các chương trình đã hướng mục tiêu đến các nhóm có nguy cơ cao này.

Các cuộc khảo sát theo dõi kết quả một cách liên tục (TRaC) là các công cụ khảo sát hành vi để định hướng việc xây dựng chương trình bằng cách thường xuyên thu thập số liệu cắt ngang từ các nhóm có nguy cơ cao lây nhiễm HIV và những tác động tiêu cực tới sức khỏe. Đây là nghiên cứu hành vi vòng thứ hai trong nhóm phụ nữ mại dâm (PNMD), bao gồm cả phụ nữ mại dâm tiêm chích. Vòng 1 của nghiên cứu này hoàn thành năm 2008 ở 6 tỉnh PEPFAR ( Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hồ Chí Minh, Cần Thơ và An Giang). Vòng 1 thu thập thông tin dựa trên thông tin về đặc tính cơ bản có liên quan đến mua bán dâm và hồ sơ nhân khẩu học của phụ nữ mại dâm, ngoài dữ liệu về hành vi tình dục và tiêm chích. Nó bao gồm 1) Sử dụng bao cao su thường xuyên trong các mối quan hệ có nguy cơ cao, 2) Sử dụng dịch vụ xét nghiệm HIV và tư vấn xét nghiệm tự nguyện (VCT), và 3) Hành vi tiêm chích bao gồm cả việc mới bắt đầu tiêm chích (trong nhóm PNMD có tiêm chích ma túy).

Là một phần của AIDSTAR Task Order, Tổ chức Dịch vụ dân số quốc tế (PSI) Việt Nam đã triển khai chương trình can thiệp được tài trợ bởi USAID/PEPFAR trong các nhóm có nguy cơ cao từ năm 2008. Mục tiêu hành vi là: i) tăng sử dụng bao cao su thường xuyên trong các mối quan hệ có nguy cơ cao, ii) tăng sử dụng các dịch vụ VCT, iii) giảm số lượng PNMD không tiêm chích đến với việc tiêm chích, và iv) đẩy mạnh việc phòng chống sử dụng ma túy trong nhóm PNMD không tiêm chích và trong nhóm PNMD đã sử dụng ma túy.

Để đạt được mục tiêu hành vi này, PSI triển khai toàn diện chương trình phòng chống HIV nhắm đến đối tượng PNMD (tại 7 tỉnh) và PNMD tiêm chích ma túy (4 tỉnh). Các cấu phần khác nhau của chương trình PSI là:  

  1. Tiếp thị xã hội về bao cao su triển khai tại 7 tỉnh.
  2. Các hoạt động tiếp thị VCT triển khai tại 7 tỉnh.
  3. Tiếp cận can thiệp dưới Sở y tế/TT phòng chống HIV nhắm đến các hoạt động truyền thông trong nhóm PNMD và nhóm PNMD có tiêm chích trong các dịch vụ vui chơi, giải trí hoặc các điểm nóng trên đường phố nơi các PNMD thường tụ tập (sinh sống hoặc đợi khách). Can thiệp này được triển khai tại 4 tỉnh của 7 tỉnh dự án (Hai Phong, Quang Ninh, Nghe An and HCMC).

Theo yêu cầu của PSI, ISMS phụ trách vòng 2 của nghiên cứu về hành vi trong nhóm PNMD và PNMD tiêm chích tại 7 tỉnh PEPFAR tại Việt Nam để theo dõi hành vi thay đổi của các nhóm quần thể, hiểu các dấu hiệu điều khiển của hành vi và đánh giá các hoạt động dự án.

 

Mục tiêu

Mục tiêu nghiên cứu là:

  1. Theo dõi các chỉ số để sử dụng BCS trong nhóm có nguy cơ cao (khách hàng mua dâm và bạn tình thường xuyên) trong nhóm PNMD và nhóm PNMD nghiện chích.
  2. Theo dõi các chỉ số cho dịch vụ xét nghiệm HIV, bao gồm cả dịch vụ VCT trong nhóm PNMD và PNMD nghiện chích.
  3. Theo dõi các chỉ số về sử dụng ma túy (thực hành tiêm chích an toàn bắt đầu sử dụng tiêm chích giữa nhóm PNMD tiêm chích.
  4. Nghiên cứu cũng trả lời cho những câu trả lời khác từ chương trình:
  • Hiểu về động lực (nguyên nhân) của hoạt động mua bán mại dâm (địa điểm PNMD gặp khách hàng và địa điểm nơi xảy ra các hoạt động tình dục nguy cơ cao)
  • Sử dụng BCS và trao đổi, bao gồm cả việc mua và hướng đến trong nhóm PNMD và PNMD nghiện chích.
  • Sự sẵn sàn trả tiền cho BCS từ nguồn cung cấp.
  • Sự cần thiết về sức khỏe sinh sản: kế hoạch hóa gia đình, mang thai, có con, phá thai, sử dụng dịch vụ sức khỏe sinh sản và các sản phẩm liên quan.

 

Đối tượng của nghiên cứu và nơi tiến hành

Quần thể cho nghiên cứu này là 1,584 PNMD ở 7 tỉnh dự án: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng NInh, Nghệ An, Hồ Chí Minh, Cần Thơ và An Giang và 273 PNMD tiêm chích ở 2 tỉnh (Hải Phòng, Quảng Ninh).

 

Phương pháp
Nhóm thu thập số liệu được cơ cấu là 1 nhóm trưởng, 1 trợ lý nghiên cứu, 1 giám sát viên của ISMS, điều tra viên được đạo tạo và tuyển chọn từ các trường Đại học hoặc Viện. Cộng tác với PSI, ISMS sử dụng phương pháp chọn mẫu dây chuyền có kiểm soát (RDS) để sàng lọc đối tượng. Sau quá trình sàng lọc để chọn đối tượng, những người đủ điều kiện được phỏng vấn bởi các phỏng vấn viên sử dụng bộ câu hỏi đã được chuẩn hóa.

 

 

Kết quả từ ISMS

Đến tháng 10/2011, ISMS sẽ hoàn thiện số liệu nhãn biến và báo cáo thực địa của đợt điều tra sang PSI, bao gồm cả những bài học và khuyến nghị cho các nghiên cứu sau. Số liệu thu thập được sẽ cho phép PSI và chính quyền các tỉnh đối tác (PHD/PACs) để đánh giá mức độ và xu hướng của chỉ số hành vi và yếu tố quyết định hành vi, đánh giá kết quả đầu ra của chương trình, và cuối cùng là xem xét thông báo kế hoạch dự án về thiết lập mục tiêu.

 

Nhà tài trợ và đối tác

Nghiên cứu này được tài trợ bởi tổ chức Dịch vụ dân số quốc tế tại Việt Nam. Can thiệp của PSI được tài trợ bởi USAID/PEPFAR