Chăm sóc sớm ở bà mẹ và trẻ sơ sinh: Hội nghị bàn tròn tại Việt Nam

Tổng quan về hội nghị

Ngày 2/2/2010, Viện Nghiên cứu y xã hội học kết hợp với NBR tổ chức thành công hội nghị bàn tròn về vấn đề chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em tại Việt Nam. Đến dự hội nghị gồm 28 nhà lãnh đạo từ các lĩnh vực: xã hội, y tế, y tế công cộng, doanh nghiệp và Viện Dinh Dưỡng, Bộ Y Tế, Ủy ban dân số -gia đình-trẻ em, Vụ kế hoạch đầu tư, đại diện của GlaxoSmithKline, General Electronic và các tổ chức Phi chính phủ trong và ngoài nước khác. Đối với nhiều đại biểu tham gia, hội nghị bàn tròn lần này là lần đầu tiên trong nhiều năm các nhà lãnh đạo từ nhiều lĩnh vực được cùng thảo luận để tìm ra tiếng nói chung về vấn đề chăm sóc sớm ở bà mẹ và trẻ em. 
 

Mục tiêu của hội nghị

  • Cùng các bên liên quan từ các lĩnh vực: xã hội, y tế công cộng, chính sách, công nghiệp thảo luận về các chủ đề quan trọng trong vấn đề chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em tại Việt Nam.
  • Khám phá tiềm năng và kêu gọi hành động – những tác động vào Việt Nam và khu vực Đông Nam Á.
  • Việc thực hiện những thách thức trong bối cảnh chung bao gồm sự lãnh đạo, giáo dục, cơ sở hạ tầng những cái mà có liên kết chặt chẽ tới việc thực hiện và nhận thức của các công cụ sáng tạo.

 

Tóm tắt nội dung hội nghị 

  • Việt Nam đã có kinh nghiệm thành công đáng kể trong việc giảm tử vong mẹ và trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, nhiều khu vực bất bình đẳng vẫn tồn tại như là rào cản đối với tiếp cận các dịch vụ và chất lượng chăm sóc.
  • Tăng cường hệ thống dự phòng: Tất cả các đại biểu tham gia đều đồng ý rằng cần phải tăng cường đầu tư, phòng chống bệnh tật và đầu tư hiệu quả cho y tế
  • Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh đòi hỏi sự hợp tác trên tất cả các lĩnh vực đặc biệt là y tế tư nhân.
  • Phối hợp với các doanh nghiệp
  • Tăng cường kiến thức và nguồn nhân lực trong lĩnh vực y tế: Đầu tư vào các chương trình y tế và tăng cường năng lực, nguồn nhân lực là rất quan trọng để duy trì và xây dựng dựa trên những thành công vừa qua. Thu hút, duy trì và hỗ trợ nhân viên y tế tại tất cả các cấp cũng là yếu tố thiết yếu trong công tác chăm sóc sớm bà mẹ và trẻ em. Đầu tư vào nghiên cứu sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ sinh, và sinh sản là vô cùng quan trọng, đặc biệt là trong công tác phòng chống lây truyền HIV từ mẹ sang con, nghiên cứu về các yếu tố xã hội của y tế, bao gồm nghèo đói, bạo lực giới tính, và thay đổi khí hậu.