Đánh giá tình trạng thiếu năng lượng trường diễn (Chronic Energy Deficiency-CED) và các yếu tố liên quan trên phụ nữ 17-18 tuổi chưa kết hôn ở một vùng nông thôn nghèo Việt Nam

Tóm lược nghiên cứu 
 

Tại Việt Nam cũng như trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về tình trạng dinh dưỡng của bà mẹ có con dưới 5 tuổi và phụ nữ tuổi sinh đẻ nhưng chưa có nghiên cứu nào về thực trạng dinh dưỡng, nhất là tình trạng thiếu năng lượng trường diễn và các yếu tố nguy cơ trên phụ nữ lứa tuổi 17-18 được coi là độ tuổi tiền hôn nhân, nhất là ở các vùng nông thôn nghèo cũng như ảnh hưởng của tình trạng thiếu năng lượng trường diễn ở lứa tuổi này với tình trạng kém phát triển của bào thai (intrauterine growth restriction - IUGR) và cân nặng sơ sinh thấp (low birth weight - LBW). Bên cạnh đó, nghiên cứu tập hợp số liệu tại 25 nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam (WHO, 1995) cũng cho thấy trọng lượng bà mẹ trước khi có thai có liên quan chặt chẽ với cân nặng sơ sinh thấp của trẻ. Vì vậy Viện nghiên cứu Y – Xã hội học cùng Bs, Ths Lê Anh Tuấn- Bệnh viện Nhi Đồng 1 và Bs, Ths Văn Quang Tân- Sở Y tế Bình Dương hợp tác triển khai nghiên cứu “Đánh giá tình trạng thiếu năng lượng trường diễn (Chronic Energy Deficiency-CED) và các yếu tố liên quan trên phụ nữ 17-18 tuổi chưa kết hôn ở một vùng nông thôn nghèo Việt Nam” từ tháng 7/2010 đến 12/2010, nhằm đề xuất các can thiệp có hiệu quả hơn dựa vào bằng chứng cải thiện phát triển bào thai, cân nặng, chiều dài trẻ sơ sinh và tầm vóc người Việt Nam.

Nghiên cứu sử dụng thiết kế dịch tễ học mô tả cắt ngang có phân tích. 412 phụ nữ độ tuổi 17-18 tuổi chưa kết hôn tại 4 xã nghèo nhất thuộc huyện Phú Giáo tỉnh Bình Dương sẽ được lựa chọn theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống để tham gia vào nghiên cứu. Các thông tin thu thập bao gồm các chỉ tiêu về nhân trắc của những phụ nữ này bao gồm cân năng, chiều cao và % mỡ trong cơ thể và đánh giá kiến thức và thực hành dinh dưỡng của những phụ nữ này…
     Tải đề cương chi tiết