Điều tra ban đầu đánh giá hiệu quả các dịch vụ can thiệp của dự án Alive and Thrive

Suy dinh dưỡng trẻ em không chỉ là vấn đề sức khỏe cộng đồng ở Việt Nam mà cả ở các nước trên thế giới. Nuôi con bằng sữa mẹ và cho ăn bổ sung không hợp lý được coi là nguyên nhân chính của suy dinh dưỡng, và cần được giải quyết để cải thiện tình trạng dinh dưỡng của trẻ. Đã có nhiều chương trình được thực hiện nhằm giải quyết vấn đề này ở Việt Nam, trong đó có dự án Alive and Thrive.

Mục đích của nghiên cứu “Điều tra ban đầu” là đánh giá tác động của mô hình IYCF đối với thực hành nuôi dưỡng trẻ em và trẻ nhỏ và tình trạng suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ trên 2 tuổi. “Điều tra ban đầu” được thực hiện do Viện nghiên cứu Y xã hội học (ISMS) và Viện chính sách lương thực thực phẩm quốc tế (IFPRI) phối hợp thực hiện, nằm trong khuôn khổ dự án A&T.

Mục tiêu của nghiên cứu là thu thập dữ liệu ban đầu về đối tượng nhận được dịch vụ IYCF, cung cấp các thông tin về kiến thức và thực hành IYCF cho đối tượng, xác định các yếu tố cần thiết can thiệp đối với các đối tượng đích, xác định các ưu tiên cho lập kế hoạch can thiệp và phân bổ nguồn lực hợp lý, thiết lập các chỉ tiêu theo dõi và đánh giá; Cung cấp các thông tin chính cho các tổ chức có liên quan tham gia làm việc với dự án; Cung cấp thông tin để đo lường tác động của dự án.

Nghiên cứu được thực hiện tại 4 tỉnh của Việt Nam đại diện cho 4 vùng miền: Bắc, Nam, ven biển miền Trung và Tây Nguyên đó là Thái Nguyên, Thanh Hóa, Vĩnh Long và Quảng Ngãi. 40 xã được chọn ngẫu nhiên từ 4 tỉnh được chọn.

Điều tra hộ gia đình được tiến hành tại 4000 hộ gia đình với 4000 bà mẹ và 4000 trẻ được chọn từ danh sách 200 làng của 4 tỉnh được chọn. Tương tự, đánh giá cơ sở y tế cũng được tiến hành với 40 trạm y tế xã được chọn. Trong nghiên cứu này sử dụng cách lẫu mẫu PPS.

Các bộ câu hỏi được thiết kế và chuẩn bị sẵn để phỏng vấn các bà mẹ về kiến thức và thực hành nuôi dưỡng trẻ em và trẻ nhỏ, thu thập dữ liệu nhân trắc của trẻ và mẹ của chúng. Bộ câu hỏi phỏng vấn nhân viên y tế, người đứng đầu của các trạm y tế địa phương và đại diện các bệnh viện tỉnh, trung tâm y tế địa phương thu thập dữ liệu về trang thiết bị, cơ sở hạ tầng, điều kiện kinh tế thị trường…
 
Ngoài các bộ câu hỏi phỏng vấn, công cụ điều tra của nghiên cứu còn bao gồm các trang thiết bị kỹ thuật như: cân Tanita UM070 sử dụng điện SECA với độ chính xác 50 gram, thước đo chiều cao do UNICEF thiết kế (thước gồm 3 mảnh với độ chính xác 0,1 cm).

Trước khi nghiên cứu được tiến hành thì một cuộc thử nghiệm đã được tiến hành tại HOAI DUC - Hà Tây với mẫu thí điểm là 12 bà mẹ, 12 trẻ em, 3 nhân viên y tế, 1 trạm trưởng trạm y tế xã, 1 đại diện trung tâm sức khỏe sinh sản. Cuộc thử nghiệm này nhằm loại bỏ những sai sót có thể gặp phải khi tiến hành trên thực địa.
 
Bên cạnh đó, các cộng tác viên tại địa phương đã được liên hệ. Các điều tra viên/người thu thập dữ liệu được lựa chọn và tập huấn cẩn thận tại văn phòng ISMS. Việc thu thập và xử lý số liệu cũng được tiến hành theo một quy trình đảm bảo sự chính xác như: dữ liệu nhân trắc được đo 2 lần, nếu sự khác biệt lớn hơn 2cm hoặc 2 gram thì phải đo lại lần 3. Tương tự, dữ liệu cũng sẽ được nhập hai lần (Double entry) bằng phần mềm Epidata và chuyển sang spss hoặc stata để phân tích.
 
Đây là một nỗ lực dựa trên sự hợp tác của ISMS và IFPRI cùng các tổ chức khác trên thế giới để tìm ra giải pháp cho vấn đề suy dinh dưỡng trẻ em ở Việt Nam hiện nay.