Dự án "Thúc đẩy quyền của người cao tuổi thiệt thòi tại Việt Nam"
Như nhiều quốc gia khác trong khu vực, Việt Nam hiện đang phải đối mặt với các vấn đề/thách thức lớn liên quan đến người cao tuổi (NCT) như: số lượng NCT tăng nhanh, nhiều NCT sống ở mức nghèo và cận nghèo, và hầu hết NCT có sức khoẻ kém và càng ngày càng sống thu mình, bởi sự hỗ trợ truyền thống từ đại gia đình họ cũng bị thu hẹp lại do số thanh niên đang ở độ tuổi lao động đi làm ăn xa ngày càng tăng.
Năm 2008, NCT từ 60 tuổi trở lên chiếm khoảng 9.5% tổng dân số Việt Nam. Đến năm 2029, con số này sẽ lên đến 16.8%. Bên cạnh đó rất nhiều NCT Việt Nam phải lao động mà không có sự hỗ trợ từ con cái do con cái rời quê hương đi tìm kiếm các cơ hội việc làm khác. Cái nghèo của NCT cũng làm ảnh hưởng tới thu nhập chung của gia đình trên nhiều khía cạnh. Với số lượng NCT dự kiến tăng như vậy, tỉ lệ nghèo đói ở họ cũng đặt ra nhiều trở ngại lớn để đạt được các mục tiêu phát triển của Việt Nam.
Sức khoẻ kém làm trầm trọng hơn cái nghèo của NCT bởi nó hạn chế hoạt động thể chất của họ như làm nông nghiệp. Bên cạnh đó, các chi phí đi lại và mua thuốc men cũng làm giảm đi đáng kể nguồn thu nhập chung của gia đình. Nhiều NCT không có cơ hội được trang bị kiến thức về thực hành chăm sóc sức khoẻ hoặc hiểu biết về tình trạng sức khoẻ của mình, điều đó dẫn đến việc tăng nguy cơ nhiễm các bệnh mãn tính. Khoảng 80% NCT ở Việt Nam năm 2005 được báo cáo là có ít nhất một bệnh mãn tính.
Một xu hướng đang làm tăng sự tổn thương của NCT ở Việt Nam, đặc biệt ở miền Trung là sự di cư hàng loạt của thanh niên ở độ tuổi lao động ra thành phố tìm việc làm. Họ thường đi làm ăn xa một mình, để lại bố mẹ là người trông nom con cái họ ở quê. Xu hướng này cũng sẽ làm tăng sự đơn độc của NCT ở vùng nông thôn trong tương lai. Và trong những năm tới, NCT sẽ dần ít được con cái chăm sóc hơn những thế hệ trước.
Với bối cảnh đó dự án ra đời với mục đích cải thiện chất lượng sống của NCT nghèo và thiệt thòi ở Việt Nam thông qua trao quyền cho họ và cộng đồng của họ.
Mục tiêu tổng quát
Nhằm cải thiện chất lượng sống của NCT nghèo và thiệt thòi ở Việt Nam thông qua trao quyền cho họ và cộng đồng của họ.
Mục tiêu cụ thể
Nâng cao quyền năng cho NCT nhằm tác động/gây ảnh hưởng tới các chương trình và chính sách về nghèo đói và y tế tại 4 tỉnh Bắc Trung bộ Việt Nam thông qua hỗ trợ dựa vào cộng đồng.
Các kết quả mong đợi
Mục tiêu dự án sẽ được thực hiện thông qua việc đạt được ba kết quả mong đợi chính sau:
- Nâng cao năng lực cho 320 SHCs, các đối tác và chính quyền địa phương nhằm thực hiện các chương trình phối hợp để vận động lồng ghép đưa vấn đề NCT vào các chương trình, chính sách
- Thúc đẩy cách tiếp cận tự giúp dựa vào cộng đồng và phối hợp vận động chính sách nhằm xoá nghèo, cải thiện tình trạng sức khoẻ và nâng cao tiếng nói của NCT và cộng đồng
- Cung cấp số liệu về tình hình NCT và thông tin về tác động cụ thể của các chương trình, chính sách liên quan đến NCT nhằm cải thiện hiệu quả tác động chính sách.
Địa điểm thực hiện dự án
Dự án được thực hiện tại 4 tỉnh phía bắc Trung bộ - là Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình (các tỉnh này được Chính phủ xếp loại là các tỉnh nghèo và thiệt thòi bởi tỉ lệ nghèo đói cao, tỉ lệ NCT cao và là địa bàn thường xuyên xảy ra thiên tai).
Kết quả dự án
Kết quả ngắn hạn (0-4 năm): Mục tiêu dự án sẽ được thực hiện nhằm đạt được 3 kết quả ngắn hạn như sau:
- Nâng cao năng lực cho 320 SHCs, các đối tác và chính quyền địa phương nhằm thực hiện các chương trình phối hợp để vận động lồng ghép đưa vấn đề NCT vào các chương trình, chính sách
- Thúc đẩy cách tiếp cận tự giúp dựa vào cộng đồng và phối hợp vận động chính sách nhằm xoá nghèo, cải thiện tình trạng sức khoẻ và nâng cao tiếng nói của NCT và cộng đồng của họ
- Cung cấp số liệu về tình hình NCT và thông tin về tác động cụ thể của các chương trình, chính sách liên quan đến NCT nhằm cải thiện hiệu quả tác động chính sách.
Kết quả dài hạn (>5 năm): Mục tiêu dự án sẽ được thực hiện nhằm đạt được 3 kết quả dài hạn sau:
- Có các nguồn lực từ chính phủ và phi chính phủ để nhân rộng mô hình SHCs tại ít nhất 50% tổng số 63 tỉnh/thành trên toàn quốc
- Chính sách về hỗ trợ bảo hiểm y tế toàn dân và trợ cấp xã hội cho NCT từ 80 tuổi trở lên được thông qua
- Trợ cấp xã hội (thí điểm) cho NCT nghèo và đơn thân (từ 60 tuổi trở lên)
Đơn vị thực hiện và đối tác của dự án
Dự án sẽ do Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (VWU) điều phối (đối tác chính), phối hợp thực hiện với Hội Người cao tuổi Việt Nam (VAE), Trung tâm Nghiên cứu Trợ giúp NCT (RECAS), Viện Nghiên cứu Phát triển bền vững vùng Nam bộ (SISD) và Tổ chức Hỗ trợ Người Cao tuổi Quốc tế (HAI). Cả 5 đối tác dự án này đã hoạt động trong lĩnh vực người cao tuổi trên 10 năm nay; là các tổ chức đi đầu trong hoạt động về NCT ở trong nước.