Khảo sát nhanh chương trình bơm kim tiêm (BKT)

Mục đích của khảo sát nhanh chương trình bơm kim tiêm (BKT)
Khảo sát này sẽ tìm hiểu việc mua/nhận BKT, chuỗi cung ứng và việc cung cấp BKT tại các tỉnh PEPFAR nhằm xác định các thiếu hụt/khoảng trống tồn tại của các nguồn lực để giúp cho việc lập chương trình của PEPFAR. Hiện có rất it thông tin và dữ liệu về chuỗi cung ứng bắt đầu từ nhà tài trợ đến các nhà cung cấp và sau đó là tới các tổ chức thực hiện chương trình ở địa phương. Khảo sát này  được tiến hành để tìm hiểu xem BKT được mua/nhận về từ đâu, và mua/nhận về như thế nào, các nguồn kinh phí cho việc mua BKT, những nơi hiện đang có thiếu hụt về kinh phí hoặc thiếu cung cấp BKT.

Chúng tôi cũng sẽ tìm hiểu việc phân phát BKT đến người nghiện chích ma túy như thế nào, các loại BKT có sẵn hiện nay, và các loại BKT này có phù hợp sở thích và nhu cầu của người nghiện chích hay không.  Ngoài ra chúng tôi cũng tìm hiểu về các cách thức để phân phát BKT miễn phí hiệu quả chuẩn bị cho việc phát triển các chương trình tiếp thị xã hội về BKT, việc thu gom và xử lý BKT đã sử dụng, cũng như những thiếu hụt/khoảng trống đang tồn tại trong việc phân phối và thu nhặt BKT. Những kết quả có được từ khảo sát nhanh này sẽ được chia sẻ rộng rãi với của các bên liên quan và sẽ thông tin cho hoạt động liên quan đến chương trình BKT trong tương lai của PEPFAR. Những kết quả đó có thể được sử dụng trong việc vận động cho sự bao phủ, cung cấp BKT một cách đầy đủ và được phối hợp nhịp nhàng.


Mục tiêu

Khảo sát này sẽ tập trung vào phân tích những khoảng trống trong cung ứng và phân phối BKT mà tổ chức USAID cần biết để định hướng cho các quyết định trước mắt liên quan đến chương trình của họ.  

  • Đánh giá sự đầy đủ về nguồn cung ứng, chuỗi cung cấp và các quy trình mua/nhận của BKT ở một vài tỉnh trọng điểm của PEPFAR đến cấp quận/huyện
  • Việc phân phát BKT hiện nay từ tỉnh cho đến cấp quận/huyện
  • Việc thu nhặt và xử lý BKT đã qua sử dụng hiện nay từ cấp tỉnh cho đến quận/huyện
  • Đánh giá tính sẵn có và khả năng có thể tiếp cận được với BKT

 

Địa bàn và nhóm nghiên cứu

Cuộc đánh giá này sẽ được thực hiện ở Sơn La và 9 tỉnh có triển khai chương trình của PEPFAR.
ISMS sẽ chịu trách nhiệm cho thu thập số liệu tại 7 tỉnh phái bắc bao gồm: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Nghệ An, Điện Biên, Lào Cai, và Sơn La.

  • Cán bộ của tổ chức Abt tại thành phố HCM sẽ chịu trách nhiệm thu thập số liệu tại 3 tỉnh phía nam bao gồm: HCMC, An Giang, và Cần Thơ.

 

 Phương pháp
 Khảo sát này sử dụng phương pháp nghiên cứu đinh tính bao gồm phỏng vấn sâu (PVS) và thảo luận nhóm (TLN) với nhiều thành phần tham gia khác nhau. Sẽ có 6 PVS và 3 TLN ở mỗi một tỉnh. Cụ thể như sau:

  • Tối đa sẽ có 6 PVS được thực hiện với những người cung cấp tin chính ở cấp tỉnh. Những người tham gia tiềm năng bao gồm các lãnh đạo của PAC phụ trách về chương trình BKT như là lãnh đạo phòng giảm hại, và các cán bộ chương trình BKT ở tỉnh của các tổ chức FHI, PSI, WB, CDC và các đối tác thực hiện khác. Mỗi cuộc phỏng vấn sấu sẽ mất khoảng 60 cho đến 90 phút. Các PVS sẽ được ghi âm với sự cho phép của những người tham gia. 
  • 3 Thảo luận nhóm bao gồm 1 TLN với đồng đẳng viên của người nghiện chích, 1 TLN với những người nghiện chích, và 1 TLN với các nhân viên/người quản lý nhà thuốc tại địa phương. Mỗi thảo luận nhóm sẽ bao gồm từ 6 đến 8 người tham gia và kéo dài khoảng 2 giờ đồng hồ với sự hỗ trợ điều hành của 2 cán bộ nghiên cứu.  Thảo luận nhóm sẽ được ghi âm cùng với sự đồng ý của những người tham gia. 

 

Nhà tài trợ và đối tác
Những hoạt động trên được thực hiện bởi ISMS và Tổ chức Abt associates inc tại Việt Nam