Nghiên cứu về nâng cao công tác lập kế hoạch dựa trên kết quả nghiên cứu

Khái quát

Mặc dù Việt Nam đã có những tiến bộ đáng kể trong 10 năm qua, nhưng tình trạng sức khỏe phụ nữ mang thai trong nhóm phụ nữ sống tại vùng sâu vùng xa/ hoặc phụ nữ là dân tộc thiểu số vẫn còn thấp xa so với mục tiêu quốc gia đề ra. Chưa có số liệu chính thức nào để đo lường nhu cầu nạo phá thai với những nhu cầu chưa được đáp ứng về kế hoạch hóa gia đình. Tuy nhiên, chất lượng tư vấn kế hoạch hóa gia đình, bao gồm các biện pháp tránh thai, được báo cáo chưa đầy đủ (WHO 1999). Một giả thiết mạnh mẽ cho vấn đề này đó là thiếu các nhà cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình có các kỹ năng tư vấn theo tiêu chuẩn tại các vùng khó tiếp cận nơi đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Do đó, đối với Thái Nguyên, cũng như các tỉnh khác của Việt Nam, rất nhiều phụ nữ mang thai ngoài ý muốn và kết quả là nạo phá thai, tỷ lệ tái nạo phá thai khá phổ biến.

Viện Nghiên Cứu Y xã hội học hợp tác cùng với Hội Đồng Dân Số tại Việt Nam (PCVN) đang hỗ trợ kỹ thuật cho dự án “Sáng kiến cải thiện chất lượng y tế ban đầu” – Giai đoạn triển khai (PHI-IP). Sáng kiến này được triển khai thông qua 3 tổ chức: PCVN, Đại học Y Dược Thái Nguyên và Sở Y tế Thái Nguyên.

Mục tiêu tổng thể của sáng kiến này là cung cấp các thông tin về kế hoạch hóa gia đình dựa trên kết quả nghiên cứu cho việc xây dựng chính sách y tế nhằm đóng góp vào những nỗ lực chung của quốc gia trong việc phổ cập hóa tiếp cận tới dịch vụ kế hoạch hóa gia đình và các dịch vụ, tư vấn nạo phá thai an toàn, bằng cách tập trung vào những nhu cầu của phụ nữ ngheo và dân tộc thiểu số tại tỉnh Thái Nguyên.

Hợp phần chính của sáng kiến này bao gồm một cuộc nghiên cứu nhằm hỗ trợ tăng cường hệ thống quản lý và thông tin y tế của Sở Y tế. Nghiên cứu này sẽ tập trung vào vấn đề thiếu thông tin liên quan tới các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình cho các đồng bào dân tộc thiểu số, người nghèo, và phụ nữ sống tại các địa bàn khó tiếp cận (miền núi).

ISMS đã góp phần thiết kế nghiên cứu, và sẽ tham gia tại thực địa, thu thập số liệu, phân tích và viết báo cáo.

 

Mục tiêu
Các mục tiêu của hợp phần nghiên cứu trong dự án PHI-IP là:

  • Thu thập số liệu theo yêu cầu về: a) Kiến thức, thái độ, thực hành và bất bình đẳng trong việc tiếp cận tới y tế nói chung và các dịch vụ KHHGĐ, b) Khó khăn gặp phải trong việc đáp ứng các dịch vụ phòng tránh thai dẫn đến nạo phá thai; c) Bất bình đẳng bị ảnh hưởng bới tình trạng hôn nhân, tuổi, dân tộc, tình trạng kinh tế, khu vực địa lý, giáo dục; d) Các yếu tố của hành vi trong ngừa và phá thai.
  • Thu thập số liệu từ phía các nhà cung cấp: a) Sự sẵn có của nguồn cấp biện pháp tránh thai trong chăm sóc sức khỏe ban đầu; b) Mức độ tài trợ trực tiếp cho việc mở rộng lựa chọn dịch vụ KHHGĐ; c) Tích hợp trong chăm sóc sức khỏe ban đầu; d) Kỹ năng của nhân viên y tế (nữ hộ sinh, y tá, bác sỹ) được tập huấn về KHHGĐ và kỹ thuật tư vấn; e) Sự khác biệt về chất lượng giữa những nhà cung cấp dịch vụ công cộng và tư nhân tại các trạm y tế; f) Khác biệt giữa người cung cấp dịch vụ phá thai.  

 

Đối tượng nghiên cứu và địa điểm

Đối tượng tham gia nghiên cứu tương ứng với nhóm phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ tuổi từ 15-49 của thành phố Thái Nguyên và các huyện nông thông của Đại Từ, Định Hóa, Võ Nhai. Bên cạnh đó, các nhà cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình và nạo phá thai cũng sẽ được mời vào tham gia nghiên cứu.

Một hoạt động lập bản đồ sẽ được tiến hành để chọn các cơ sở/điểm cung cấp dịch vụ để thu thập thông tin về cơ sở vật chất. Cả nhà cung cấp dịch vụ công cộng và tư nhân sẽ được đưa vào trong nghiên cứu.

 

Phương pháp

Để hoàn thành các mục tiêu đó, nghiên cứu sẽ được phát triển theo một thiết kế thí nghiệm sử dụng nhiều hơn một phương pháp thu thập dữ liệu, mô tả dưới đây:

Mẫu đại diện là 1500-1700 phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ ở 4 khu vực đã được chọn để phỏng vấn sử dụng bộ câu hỏi cấu trúc. Dữ liệu này sẽ được bổ sung bởi 20 thảo luận nhóm và 20 cuộc phỏng vấn sâu theo hướng dẫn phỏng vấn bán cấu trúc.

Tổng số 450 phụ nữ sẽ được phỏng vấn sau khi nhận được dịch vụ tại trạm y tế, phòng khám tư nhân và phòng khám công để đánh giá chất lượng tư vấn mà họ nhận được. Đối với những phụ nữ phá thai, phỏng vấn không được tiến hành, chỉ có quan sát sau khi được tư vấn phá thai. Thêm nữa, phỏng vấn trực tiếp sẽ được tiến hành với các nhà cung cấp dịch vụ KHHGĐ và phá thai để có được quan điểm của họ về nhu cầu sau phá thai và sau sinh đặc biệt là dân tộc thiểu số, người nghèo và có hoàn cảnh khó khăn. Hơn nữa, để đánh gia được chất lượng phá thai và tư vấn sau phá thai, đánh giá cơ sở sẽ được tiến hành tại 10 CHCs, 10 SDPs ở trung tâm huyện và 10 SDPs ở trung tâm tỉnh.

 

Kết quả từ ISMS

Cuối đợt nghiên cứu, ISMS sẽ viết và gửi bài để xuất bản trong nước và quốc tế. Một số chủ đề khám phá sẽ bao gồm: a) tìm kiếm và sử dụng dịch vụ KHHGĐ trong nhóm nghèo, phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn ở Việt Nam; b) chất lượng của KHHGĐ ở cơ sở y tế công và phòng khám tư nhân hoặc các điểm cung cấp dịch vụ phá thai, c) các yếu tố đằng sau khoảng cánh giữa nhu cầu sử dụng tránh thai và phá thai.

 

Tài trợ và đối tác
Nghiên cứu đang được triển khai bởi ISMS cộng tác cùng PCVN, TN-UMP và TNHS.
Dự án PHI-IP được tài trợ bởi Atlantic Philanthropies.