Dự án: “Xây dựng và thử nghiệm tính phù hợp và khả thi của hệ thống tin nhắn hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường đối với người cao tuổi tại Việt Nam
Khái quát
Tỷ lệ mắc các bệnh không lây nhiễm (NCD), như bệnh tiểu đường và bệnh tim mạch (CVD), đang gia tăng nhanh chóng ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, dẫn đến những gánh nặng gấp đôi về bệnh tật (cả bệnh lây nhiễm và không lây nhiễm). Hai mươi năm trước, bệnh không lây nhiễm gây ra 41,8% ca tử vong, tuy nhiên, con số này hiện nay đã tăng lên 60,1%, và bệnh không lây nhiễm hiện là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trong khu vực. Bệnh không lây nhiễm (NCD) chiếm 71% các loại bệnh hiện có trong khu vực, trong đó, tiểu đường chiếm đa số.
Thống kê cho thấy phần lớn những người mắc bệnh tiểu đường đến từ khu vực Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương, chiếm khoảng một nửa các trường hợp bệnh tiểu đường trên thế giới. Các quốc gia có thu nhập trung bình có tỷ lệ tử vong do tiểu đường, đối với cả nam và nữ, ở độ tuổi từ 50 trở lên. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đối với sự phát triển kinh tế và xã hội của các nước thu nhập thấp và trung bình, do năng suất lao động giảm đi.
Hình ảnh tin nhắn được gửi tới bệnh nhân tiểu đường
Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường đang gia tăng ở mức đáng báo động và đã tăng gần gấp đôi trong vòng 10 năm qua. Hiện tại, cứ 20 người Việt Nam thì có một người mắc bệnh tiểu đường (theo WHO Việt Nam, năm 2016) và năm trong 2015, ước tính có 53.458 ca tử vong do tiểu đường gây ra. Đáng báo động, số người mắc bệnh tiền đái tháo đường, cao gấp ba lần so với những người mắc bệnh tiểu đường.
Nếu không được điều trị đúng cách, bệnh tiểu đường có thể dẫn đến các biến chứng như mù lòa, suy thận và/hoặc cắt cụt chi dưới, ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống người cao tuổi và gây áp lực lớn lên hệ thống chăm sóc sức khỏe quốc gia.
Trong 20 năm qua, việc sử dụng Công nghệ Thông tin Truyền thông (CNTT & TT) đã phát triển đáng kể, điện thoại di động ngày càng trở thành phương thức liên lạc phổ biến.
Ngày càng có nhiều nghiên cứu cho thấy tiềm năng của Công nghệ thông tin, như điện thoại di động trong việc truyền tải hiệu quả các thông điệp chăm sóc sức khỏe. Kết hợp giữa công nghệ thông tin và truyền thông, các can thiệp dựa trên điện thoại di động có thể giải quyết các yếu tố sức khỏe ở cấp độ cá nhân bằng cách tạo điều kiện cho bệnh nhân truy cập thông tin và hỗ trợ y tế thích hợp một cách kịp thời.
Tin nhắn văn bản có khả năng cung cấp thông tin một chiều (thông tin) hoặc thông tin hai chiều (tương tác hoặc tương tác hai chiều). Các nghiên cứu trước đây nhấn mạnh tầm quan trọng của việc điều chỉnh can thiệp tin nhắn văn bản theo sở thích của người tham gia, về thời gian, tần suất tin nhắn và yếu tố nhân khẩu học của họ, để thay đổi nhận thức chăm sóc sức khỏe của người bệnh một cách hiệu quả nhất.
Một số nghiên cứu đã cung cấp bằng chứng về hiệu quả của các can thiệp trên điện thoại di động nhằm nâng cao kiến thức và thúc đẩy thay đổi hành vi ở những người mắc bệnh tiểu đường - nhưng chưa có nghiên cứu nào lấy đối tượng là người cao tuổi ở Việt Nam.
Cùng với với UNESCAP một số nghiên cứu viên của Viện Nghiên cứu Y-Xã hội học (ISMS) đã thực hiện nghiên cứu “Xây dựng và thử nghiệm tính phù hợp và khả thi của hệ thống tin nhắn hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường đối với người cao tuổi tại Việt Nam”.
Nghiên cứu này hy vọng sẽ lấp đầy những khoảng trống trong các nghiên cứu về những can thiệp dựa trên điện thoại di động nhằm nâng cao kiến thức và thúc đẩy thay đổi hành vi ở những người mắc bệnh tiểu đường ở các nước thu nhập thấp và trung bình, và cụ thể là ở các nước Đông Nam Á.
Mục tiêu
Nghiên cứu này đề ra 04 mục tiêu chính:
- Đánh giá tính khả thi của việc can thiệp tin nhắn văn bản trên điện thoại di động đối với người cao tuổi tại Việt Nam;
- Đánh giá mức độ chấp nhận (tần suất tin nhắn, thời gian và nội dung) của việc can thiệp tin nhắn văn bản trên điện thoại di động đối với người cao tuổi tại Việt Nam;
- Xác định hiệu quả của sự can thiệp vào kiến thức cơ bản về bệnh tiểu đường cho người cao tuổi;
- Xác định hiệu quả của sự can thiệp vào việc tuân thủ điều trị cho người cao tuổi mắc bệnh tiểu đường.
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu được triển khai theo ba giai đoạn đã để xây dựng và phát triển thư viện tin nhắn và sau đó kiểm tra tính khả thi, khả năng tiếp cận và hiệu quả ban đầu của việc can thiệp tin nhắn văn bản nhằm cải thiện kiến thức cơ bản về bệnh tiểu đường và từ đó tăng cường sự tuân thủ điều trị của người cao tuổi (từ 50 tuổi trở lên).
Cán bộ hỗ trợ hướng dẫn bệnh nhân tiểu đường tham gia vào chương trình nhận tin nhắn
Giai đoạn 1 (Tuần 1-4): Một bộ tin nhắn văn bản được phát triển bằng cách đối chiếu các tin nhắn có liên quan từ các nguồn khác nhau, như WHO và KHIDI. Sau đó, nhóm nghiên cứu điều chỉnh các thông điệp của tin nhắn cho phù hợp với ngôn ngữ và văn hóa của người người tham gia.
Giai đoạn 2 (Tuần 5-16): Đánh giá tính khả thi và mức độ nhận tin nhắn của người tham gia về nội dung, tần suất và thời gian gửi của tin nhắn được thực hiện theo cách:
Hai mươi hai người tham gia đã đăng ký theo các tiêu chí ban đầu được chọn để tham gia nhận tin nhắn thử nghiệm. Các tin nhắn mẫu sẽ được gửi đến người tham gia hai lần mỗi ngày, bảy ngày trong tuần, suốt 4 tuần liên tiếp. Các khảo sát cơ bản cho những người tham gia này sẽ được thực hiện, trong đó có lưu ý đến các đặc điểm cá nhân và gia đình của họ.
Giai đoạn 3 (Tuần 17-32): Sau 3 tháng triển khai, hiệu quả sơ bộ của việc can thiệp tin nhắn văn bản này đã được đo lường. Các khảo sát đầu kỳ và cuối kỳ qua tin nhắn ba tháng sau đó đã được sử dụng để so sánh sự thay đổi trong kiến thức cơ bản và tuân thủ điều trị bệnh tiểu đường.
Bốn mươi mẫu chưa tham gia Giai đoạn 1 (giai đoạn thích ứng tin nhắn) cũng như Giai đoạn 2 (nhận tin nhắn thử nghiệm) và sẽ đáp ứng các tiêu chí để tham gia Giai đoạn 3. Tin nhắn văn bản (cung cấp thông tin liên quan đến bệnh tiểu đường, nhắc nhở và hỗ trợ tuân thủ việc sử dụng thuốc điều) đã được gửi cho người tham gia 7 ngày một tuần trong 3 tháng liên tiếp.
Địa điểm triển khai
Nghiên cứu được triển khai tại trạm y tế phường Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội năm 2018-2019.