Triển khai các hướng dẫn hỗ trợ và điều trị sử dụng thuốc lá tại tuyến y tế cơ sở Việt Nam

Việt Nam là nước có tỷ lệ hút thuốc lá cao thứ hai tại Đông Nam Á (SEACs). Với dân số khoảng 90 triệu người, Việt Nam cũng là nước có số người trưởng thành hút thuốc ( trên 16 triệu người) cao thứ hai tại Đông Nam Á. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (TCYTTG), việc giảm số người tử vong do hút thuốc lá sẽ đạt được trong tương lai gần thông qua việc hỗ trợ người hút thuốc lá bỏ thuốc.

Điều trị cai thuốc lá theo Hướng dẫn điều trị sử dụng và phụ thuộc vào thuốc lá của Cục Y tế dự phòng Hoa Kỳ là biện pháp dựa trên những bằng chứngvà là biện pháp có chi phí hiệu quả cao. Tuy nhiên,  ở Mỹ và trên toàn cầu, việc áp dụng các phương pháp khuyến nghị vào trong quá trình thăm khám và thực hành lâm sàng chưa được tối ưu. Mục tiêu của đề xuất này là để thu hẹp khoảng cách giữa nghiên cứu và thực hành bằng cách thực hiện một thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng nhằm so sánh chi phí và hiệu quả của hai chiến lược (thực tế và có thể nhân rộng) trong việc thực hiện các hướng dẫn điều trị cai thuốc lá dựa trên bằng chứng tại các cơ sở y tế tại Việt Nam.


Các chiến lược đề xuất được đúc kết từ phương pháp tiếp cận dựa trên bằng chứng và các hướng dẫn thực hiện trong Điều 14 - công ước khung về kiểm soát thuốc lá (được gọi tắt là công ước khung- FCTC) của WHO ( Tổ chức Y tế thế giới). Công ước khung là hiệp ước dựa trên các bằng chứng được phát triển bởi WHO để đáp ứng với sự bùng nổ của nạn dịch thuốc lá trên toàn cầu. Việt Nam đã tiến hành phê chuẩn công ước khung vào năm 2004; tuy nhiên, Việt Nam vẫn chưa tuân thủ các bước để thực hiện quy định trong Điều 14 - nhấn mạnh sự cần thiết phải lồng ghép phương pháp điều trị lâm sàng cai thuốc lá vào trong chăm sóc y tế dự phòng thường kỳ. Các chiến lược đề xuất này cũng được xây dựng dựa trên các tài liệu chứng minh hiệu quả trong việc lồng ghép nhân viên y tế thôn bản như là thành viên của nhóm chăm sóc sức khỏe cộng đồng để tăng cường việc tiếp cận với các dịch vụ dự phòng.


Mục đích của Dự án/ Mục tiêu cụ thể

Mục tiêu chính

Chọn 02 huyện nông thôn tại Việt Nam để so sánh hiệu quả và chi phí của hai chiến lược kết hợp để  cung cấp hướng dẫn điều trị sử dụng thuốc lá:

  1. Hỗ trợ kĩ thuật, đào tạo, hệ thống nhắc nhở lâm sàng (TTC) với.
  2. Hỗ trợ kĩ thuật, đào tạo, hệ thống nhắc nhở lâm sàng (TTC) kết hợp với mô hình giới thiệu người hút thuốc tới nhân viên y tế thôn bản (VHW).


Kết quả chính là việc tuân thủ những hướng dẫn điều trị cai thuốc lá. Kết quả thứ cấp là tỷ lệ cai thuốc trong vòng 7 ngày tại thời điểm 6 tháng. Những kết quả đầu ra được đo lường thông qua việc phỏng vấn bệnh nhân hoàn thành (khảo sát ngay sau khi hoàn thành thăm khám lâm sàng) và khảo sát theo dõi được tiến hành sau 3 và 6 tháng sau cuộc phỏng vấn này.


Sử dụng cách tiếp cận kết hợp để tìm hiểu giả thuyết nhằm giải thích sự so sánh hiệu quả của chiến lược triển khai trong cả hai mô hình. Điều này được tiến hành thông qua các cuộc khảo sát cán bộ y tế được thực hiện trước và sau can thiệp để đánh giá dự thay đổi trong thái độ, niềm tin, chuẩn mực xã hội và và sự tự tin.


Mục tiêu thứ cấp

Để đánh giá hiệu quả giữa mô hình cán bộ y tế cung cấp tư vấn và chuyển gửi tới YTTB để nhận tư vấn thêm về cai thuốc sánh với mô hình chỉ có cán bộ y tế tư vấn.


Điều kiện và tiêu chí chọn địa điểm nghiên cứu
 

Hai huyện được lựa chọn tại Thái Nguyên là đại diện với các trạm y tế nông thôn tại tỉnh này. Tiêu chuẩn địa điểm nghiên cứu bao gồm: có ít nhất 01 bác sĩ, có trên 4 cán bộ y tế, có trên 5 y tế thôn bản và dân số có ít nhất 4000 người. Viện nghiên cứu Y – Xã hội học (ISMS) sẽ tiến hành lựa chọn các địa điểm tham gia nghiên cứu, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện sẽ giới thiệu nghiên cứu tới tất cả các trạm y tế xã phù hợp thông qua thư giới thiệu. Trong số những trạm y tế mong muốn tham gia, chúng tôi chọn ngẫu nhiên 26 trạm y tế tại hai huyện của tỉnh Thái Nguyên (Phổ Yên và Đại Từ). Các địa điểm nghiên cứu sẽ được chọn ngẫu nhiên theo tỉ lệ 1:1 đối chứng và can thiệp. Chúng tôi sẽ lựa chọn các địa điểm nghiên cứu trong 3 vòng triển khai.


Thời gian thực hiện dự án:         2014  -2018
Cơ quan thực hiện:             Viện nghiên cứu Y - Xã hội học, Hà Nội, Việt Nam
Đơn vị hợp tác:             Đại học Y Dược New York
Nhà tài trợ:                 Bộ Y tế Hoa Kỳ
Website dự án tại Việt Nam:     www.vquit.vn