Xây dựng và phổ biến chương trình đào tạo về điều trị cai nghiện thuốc lá tại Việt Nam

Mục tiêu tổng quát là xây dựng và phổ biến chương trình đào tạo cho cán bộ y tế về về điều trị cai nghiện thuốc lá tại Việt Nam. Đồng thời, cũng nhằm tăng cường năng lực phổ biến rộng rãi chương trình đào tạo này thông qua xây dựng và thử nghiệm chương trình đào tạo giảng viên nguồn (Train The Trainer –TTT) và tạo ra một mạng lưới các chuyên gia và tổ chức trong đó có Bộ Y tế - là những cá nhân, tổ chức đang có nỗ lực thúc đẩy chương trình cai nghiện thuốc lá dựa trên bằng chứng thông qua hệ thống y tế.


Đề xuất này có tiềm năng mạnh mẽ cho những tác động lớn như việc đưa các bên có liên quan tới sức khỏe cộng đồng xích lại gần nhau bao gồm: Ban chỉ đạo Chương trình phòng chống tác hại thuốc lá (VINACOSH – chương trình kiểm soát thuốc lá của Bộ Y tế), trường Đại học Y Hà Nội, Đại học Y tế Công Cộng và Viện nghiên cứu Y – Xã hội học (ISMS) - một viện nghiên cứu được thành lập tại Việt Nam và những chuyên gia về điều trị phụ thuộc thuốc lá từ Đại học Y Dược New York (New York University School of Medicine – NYUSOM)


Nhóm nghiên cứu có lợi thế trong việc thực hiện những hoạt động đề xuất và tạo thành một trung tâm đào tạo khu vực Đông Nam Á với sự hợp tác của Global Bridges. Mục tiêu chính: 1) Xây dựng một chương trình đào tạo chuyên nghiệp dựa trên các bằng chứng về điều trị sử dụng thuốc lá cho cán bộ y tế; 2) Xây dựng và và thử nghiệm chương trình đào tạo giảng viên nguồn (TTT) tại một tỉnh; 3) Phổ biến các chương trình đào tạo giảng viên nguồn trên phạm vi toàn quốc thông qua Ban chỉ đạo phòng chống tác hại thuốc lá và Bộ Y tế. Đáp ứng những mục tiêu này sẽ tạo cơ sở để Việt Nam trở thành một thành viên tích cực trong mạng lưới của Global Network và góp phần thúc đẩy mục tiêu của Global Bridges trong việc tạo ra và huy động mạng lưới các chuyên gia y tế và tổ chức hiện đang có những nỗ lực nhằm đẩy mạnh việc điều trị sử dụng thuốc lá dựa trên bằng chứng và tuyên truyền vận động cho việc thực hiện có hiệu quả các chính sách kiểm soát thuốc lá.


Đối tượng chính cho sự can thiệp này: Mục tiêu là phổ biến toàn bộ chương trình đào tạo này trên toàn hệ thống y tế tại Việt Nam. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ bắt đầu xây dựng một cơ sở vững chắc để đào tạo trước cho những cán bộ y tế tại trạm y tế. Hệ thống y tế của Việt Nam được phân thành 4 cấp: trung ương, tỉnh/thành phố, quận/huyện và tuyến xã. Tại trung ương là Bộ Y tế. Tiếp theo là hệ thống y tế tuyến tỉnh, nơi có Sở Y tế và các Trung tâm y tế dự phòng. Tại cấp quận/huyện, Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý các trung tâm y tế huyện và các bệnh viện tuyến huyện. Các trạm y tế xã là điểm tiếp cận đầu tiên cho các dịch vụ y tế dự phòng và y tế công cộng tại Việt Nam. Mỗi dịch vụ được cung cấp cho 6.000 tới 10.000 dân trong cộng đồng xung quanh. Có  11.148 trạm y tế xã ở Việt Nam. Trạm y tế xã có 5-6 cán bộ y tế bao gồm: bác sĩ, y tá, nữ hộ sinh (bà đỡ) và dược sĩ. Ngoài ra, mỗi trạm y tế được hỗ trợ bởi mạng lưới 8-10 y tế thôn bản (Community Health Worker – CHW). Các cán bộ y tế làm việc tại trạm y tế xã, các đối tượng chính cho sự can thiệp này sẽ được hưởng lợi từ việc thu được các kiến thức để cung cấp thông tin chính xác cho bệnh nhân về tác hại của việc hút thuốc, lợi ích của việc cai thuốc, cơ chế phụ thuộc nicotine và thực hành kĩ năng để tiến hành đánh giá sự sẵn sàng cai thuốc và kinh nghiệm cai thuốc trong quá khứ, cung cấp điều trị dựa trên bằng chứng (ví dụ như tư vấn và dược phẩm hỗ trợ cai thuốc). Điều quan trọng cần lưu ý là ISMS sẽ quản lý và thực hiện dự án với sự hợp tác của VINACOSH (Văn phòng chương trình phòng chống tác hại thuốc lá của Bộ Y tế) để đảm bảo sự hỗ trợ đầy đủ và phối hợp với Bộ Y tế trong việc thực hiện dự án. Ngoài ra, chương trình đào tạo sẽ được phát triển cùng sự hợp tác chặt chẽ với VINACOSH/Bộ Y tế để đảm bảo rằng chương trình đáp ứng các mục tiêu đào tạo của Bộ Y tế và sẽ được thông qua, phổ biến trên toàn bộ hệ thống y tế. Như đã nói ở trên, với việc thực hiện của Quỹ Phòng chống tác hại thuốc lá, Bộ Y tế hiện nay có nguồn lực để tiến tới đào tạo nhân viên y tế. Điều cán bộ y tế đang thiếu đó chính là một chương trình giảng dạy dựa trên mô hình và bằng chứng để phổ biến trên khắp hệ thống y tế. Vì vậy, Bộ Y tế được xem như là đối tượng thụ hưởng chính của dự án này. 


Thiết kế can thiệp và Phương pháp

Thiết kế can thiệp bao gồm 2 bước: 1- Xây dựng và thực hiện một chương trình đào tạo cốt lõi và 2) Tạo ra năng lực để phổ biến bằng cách: a) xây dựng mô hình đào tạo giảng viên nguồn và b) thực hiện chương trình đào tạo qua website.


Thiết kế đánh giá

Có 2 cấu phần cần đánh giá: 1) đánh giá chương trình đào tạo cốt lõi ban đầu trong số 100 nhân viên y tế  và đào tạo các giảng viên cấp cao cho cán bộ y tế trong 3 huyện ( giảng viên nguồn) và 2) đánh giá đào tạo sau 3 tháng về duy trì thay đổi thực hành.


Thời gian thực hiện dự án:         2015 - 2016
Cơ quan thực hiện: Viện nghiên cứu Y – Xã hội học, Hà Nội, Việt Nam
Tài trợ:                 Pfizer và Global Bridges